1/ CHỈ SỐ TDS LÀ GÌ?
Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) là chỉ số để đo lường tổng các chất rắn hoà tan có trong nước. Trong một đơn vị khối lượng nhất định của nước sẽ có muối khoáng, muối, kim loại và các ion mang điện tích.
TDS sẽ đo lường tất cả các thành phần này có trong nước và biểu thị bằng hàm số ppm (phần nghìn) hoặc mg/L. Đây là đơn vị thường được sử dụng để làm cơ sở ban đầu xác định xem nước có sạch hay không?
2/ TỔNG CHẤT RẮN HOÀ TAN TDS CÓ TỪ ĐÂU?:
Như chúng ta đã biết, nước chứa rất nhiều các thành phần, chất rắn hoà tan, ion mang điện tích khác nhau. Bởi vậy nên nguồn của chỉ số TDS cũng rất đa dạng.
3/ CHỈ SỐ TDS BAO NHIÊU THÌ UỐNG ĐƯỢC?:
Chỉ số nước bao nhiêu thì uống được? Theo thống kê, Nước uống cần có chỉ số TDS dưới 300mg/l và không vượt quá 500mg/l – đây là mức chỉ số trong nước an toàn khi ăn uống.
Biểu đồ chỉ số nước sạch.
4/ NƯỚC MÁY CÓ CHỈ SỐ TDS LÀ BAO NHIÊU LÀ AN TOÀN?:
Nước uống ở Việt Nam phải có chỉ số TDS nhỏ hơn 500mg/L, còn đối với nước sinh hoạt thì TDS nhỏ hơn 1000mg/L thì là an toàn. Đối với nguồn nước có chỉ số cao hơn thì không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.
Bạn cũng nên lưu ý nếu dùng nước có chỉ số cao vẫn đảm bảo sạch vì chứng minh được là nước sạch. Tuy nhiên nguồn nước này không có chứa khoáng chất cần thiết. Nếu sử dụng lâu dài sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Nếu đo TDS của nước đạt chuẩn, được đánh giá là an toàn thì có thể sử dụng. Tuy nhiên có không ít loại nước vượt ngưỡng TDS cho phép nhưng vẫn nằm trong xu hướng nước tốt cho sức khoẻ, có thể kể đến như nước Ion Canxi – là loại nước tốt cho sức khoẻ được WHO khuyên dùng.
Vì vậy, không nên đánh giá nước có tốt hay không dựa vào mỗi chỉ số TDS. Nước sạch là nước không có màu, không có vị và có chứa khoáng chất, vi lượng tự nhiên.
Để xác định nguồn nước có sạch hay không, Bộ Y Tế đã đưa ra tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT vào năm 2009. Tiêu chuẩn này bao gồm 109 chỉ tiêu về các thành phần có trong nước như: màu sắc, mùi vị, độ pH, độ kiềm, hàm lượng chất hữu cơ và chất vô cơ, mức nhiễm xạ, vi sinh vật,…
Quy chuẩn quốc tế về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT
Bên cạnh đó, Bộ Y Tế đã bổ sung thêm 21 chỉ tiêu hoá học và 5 chi tiêu vi sinh vào năm 2010 trong QCVN 06-1:2010/BYT. Quy chuẩn này để đảm bảo nguồn nước sạch và có thể dùng trực tiếp.
Tiêu chuẩn nước
uống trực tiếp QCVN 06-1:2010/BYT
5/ LỢI ÍCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ SỐ TDS CHO NƯỚC UỐNG:
5.1. Lợi ích của hàm lượng TDS trong nước.
Chỉ số TDS không được xem là nguyên nhân làm cho nguồn nước ô nhiễm nhưng nó có vai trò tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm cho các nguồn nước. TDS cũng được ứng dụng khi nuôi thủy hải sản vì giúp tạo được môi trường nước có lợi cho các sinh vật.
5.2. Ảnh hưởng của hàm lượng TDS trong nước đối với sức khỏe con người.
+ Tại sao nên đo mức chỉ số TDS nguồn nước? Các chất rắn và kim loại khiến chỉ số TDS trong nước vượt mức cho phép sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.
+ Bên cạnh đó, nước có chỉ số TDS cao cũng làm ảnh hưởng đến mùi vị của các món ăn, thức uống. Ví dụ nước mặn hơn, bia bị đắng… hay gây ra hiện tượng đóng cặn trong đường ống nước.
6/ CÁCH KIỂM TRA NGUỒN NƯỚC CHẤT LƯỢNG:
Có thể khẳng định rằng việc đánh giá, sử dụng các chỉ số TDS trong nước cũng như nhận định cảm quan, bằng mắt thường để xác định nguồn nước sạch là hoàn toàn KHÔNG chính xác. Điều bạn cần làm là lấy mẫu nước và mang đến cơ sở kiểm nghiệm để biết rõ chất lượng nguồn nước đang sử dụng.
Để xác định tổng chất rắn hoà tan (TDS) có trong nước hiện nay có 2 cách đó là: phân tích trọng lượng, phân tích độ dẫn điện, bút thử TDS.
Nếu sử dụng bút điện phân để xác định TDS thì sẽ thấy màu của nước thay đổi. Tuỳ vào phản ứng của nước mà có thể phỏng đoán nguồn nước chứa ion kim loại nào:
Bảng màu sắc
khi điện phân và khả năng nhiễm bẩn.
7/ CÓ CẦN GIẢM CHỈ SỐ TDS TRONG NƯỚC KHÔNG?:
Nếu nguồn nước vượt chỉ số 1000mg/L thì đã bị ô nhiễm nặng nề, không an toàn để uống. Chỉ số TDS nước uống cao thông thường là do trong nước có chứa kali, clo, natri, canxi và magie. Bên cạnh đó, các ion có hại như chì và asen cũng có thể hoà tan trong nước. Đây cũng là lý do các loại máy lọc nước thế hệ mới đều có hiển thị chỉ số TDS để người dùng kiểm tra được hiệu quả lọc nước.
Các lý do bạn nên giảm chỉ số là:
8/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM TDS TRONG NƯỚC?:
+ Để giảm/ loại bỏ chỉ số TDS nước uống có rất nhiều cách như: chưng cất, khử ion,… nhưng đều khá phức tạp và không hiệu quả. Cách tốt nhất hiện nay là sử dụng máy lọc nước.
+ Trước khi cho nước vào máy lọc thì cần lọc thô trước để loại bỏ bụi bẩn kích thước lớn để đảm bảo hiệu quả lọc. Các loại máy lọc nước hiện nay đều có khả năng lọc sạch vi khuẩn, kim loại hòa tan cho nguồn nước sạch đạt chuẩn.
+ Các hộ gia đình hoặc các khu công nghiệp thường loại bỏ chỉ số cao bằng công nghệ thẩm thấu hoặc thẩm thấu ngược.
+ Thị trường hiện nay, có nhiều loại máy lọc nước RO vừa lọc sạch được nước vừa có tính năng hiển thị chỉ số TDS nước uống nhằm thể hiện mức độ an toàn của nguồn nước. Tuy nhiên, máy lọc nước an toàn nhất hiện nay là máy lọc nước hytyky cung ứng
► Bấm vào xem sản phẩm tại đây!
Máy lọc nước hytyky có khả năng lọc sạch nguồn nước và cho nước đầu tinh khiết. Nước tinh khiết khoáng RO mặc dù chỉ số TDS luôn cao nhưng đây là loại nước đặc biệt rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Hàm lượng canxi, ion, khoáng chất, -ORP, Kiềm, Hydrogen có trong nước giúp hỗ trợ sự phát triển khoẻ mạnh của cơ thể.
9/ KẾT LUẬN:
Vấn đề sử dụng nước sạch hay nước bẩn liên quan mật thiết đến sức khoẻ của người sử dụng. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ hytyky trên đây bạn đã hiểu hơn về chỉ số TDS là gì và hiểu được rằng đánh giá chất lượng nguồn nước không nên qua chỉ số TDS và bất kỳ nhận định cảm quan nào.
Hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn máy lọc nước hytyky để bảo vệ sức khoẻ các thành viên trong gia đình của mình.
0939.553.156