THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CƠ THỂ

26/12/2022
Về nguyên tắc, chúng ta sẽ phải trả giá cho những thói quen không điều độ và lệch khỏi quỹ đạo hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể,...

Đồng hồ sinh học của con người được người Trung Hoa xây dựng dựa trên những cơ sở y học cổ truyền và vòng năng lượng tuần hoàn trong cơ thể (thường được gọi là Qi). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ mỗi 2 giờ, vòng năng lượng tuần hoàn sẽ đi qua lần lượt các cơ quan nội tạng. Dựa vào biểu đồ tròn sau đây, ta sẽ thấy rõ được sự thay đổi đó.

Theo đó, cứ mỗi 2 giờ trôi qua sẽ có một cơ quan trong cơ thể đạt được nguồn năng lượng cao nhất. Khi một cơ quan trong cơ thể được nạp đầy năng lượng thì mức năng lượng của cơ quan đối diện ứng với bảng phân bổ trên đồng hồ sẽ bị hạ xuống thấp nhất.

Ví dụ: trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sáng, gan là cơ quan có mức năng lượng cao nhất, phản ánh khả năng làm sạch máu có thể đạt hiệu suất tối đa. Trong khi đó, khả năng hấp thu và đồng hoá chất dinh dưỡng của ruột non lại đạt hiệu suất thấp nhất vào cùng thời điểm. Điều này lí giải cho câu hỏi tại sao những người thường xuyên ăn đêm lại thừa cân.

Như vậy:

Về nguyên tắc, chúng ta sẽ phải trả giá cho những thói quen không điều độ và lệch khỏi quỹ đạo hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể. Vẫn ở ví dụ trên (việc ăn đêm), cơ thể con người không được cài đặt để thích ứng với thói quen hiện đại như làm việc với máy tính, kèm theo đó là thói quen ăn đêm. Do vậy, ruột non sẽ khó tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ tập trung dành năng lượng cho việc tiêu hóa, khiến cho gan không thể hoàn thành nhiệm vụ lọc máu của mình.

Vì thế để có một cơ thể khoẻ mạnh, chúng ta nên xem xét việc lập một kế hoạch hoạt động hằng ngày ứng với chuỗi thời gian tuần hoàn của các cơ quan để đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số khung giờ hoạt động của các cơ quan mà ta nên chú ý:

1. Phổi

Cơ quan này hoạt động sung sức nhất vào lúc sáng sớm, đây là thời gian lý tưởng cho những bài tập aerobic hoặc các hoạt động thể dục. Nếu bạn phải nói chuyện với tần suất cao suốt một ngày, thì thuyết trình vào buổi sáng sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn do được năng lượng lớn từ phổi ưu ái. Tới xế chiều, hiệu quả làm việc của phổi giảm tới mức thấp nhất, lúc này nếu phải sử dụng giọng nói nhiều, bạn sẽ dễ mắc các triệu chứng về viêm thanh quản.

2. Ruột già

Để có một khởi đầu tốt đẹp cho ngày mới, đừng ngại mất nhiều thời gian để “nuông chiều” cơ quan này, bởi đây là thời điểm thanh lọc cơ thể tuyệt vời nhất của ruột già.

3. Dạ dày / Tụy / Ruột non

Bạn có hiểu vì sao mọi người thường nói bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày không? Đó là vì dạ dày hoạt động hết công suất vào buổi sáng, bữa ăn sáng sẽ giúp cơ thể bắt kịp nhịp độ khuếch tán và làm nóng năng lượng Qi vào giữa ngày. Bữa sáng còn cung cấp dinh dưỡng cho ruột non khi nó đạt hiệu suất tối đa, hỗ trợ khả năng hấp thu và đồng hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

4. Thận

Cũng như các tuyến thượng thận, các tuyến sản xuất cortisol là thứ lôi chúng ta ra khỏi giường vào buổi sáng. Khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng là lúc năng lượng của thận yếu nhất. Chính vì thế, đó là lý do những người bị suy chức năng thận thường rất khó dậy sớm.

5. Gan

Hãy nhớ lại một trải nghiệm thực tế của mình và bạn sẽ hiểu được chức năng lưu trữ và làm sạch máu của gan: Bạn đã bao giờ tiệc tùng thả ga vào buổi tối, rồi thức tỉnh quá sớm với cảm giác khó chịu và không thể rơi vào giấc ngủ trở lại? Rất có thể từ 1 đến 3 giờ sáng, gan của bạn phải chiến đấu hết sức với lượng rượu quá tải trong cơ thể bạn.

Thời gian hoạt động cao điểm của gan cũng bị ảnh hưởng bởi bữa ăn cuối của ngày. Do đó, để củng cố các chức năng gan, bạn nên ăn tối nhẹ nhàng và đi ngủ sớm. Những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt, nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn đến chức năng chung của gan và các cơ quan khác. Hãy làm việc điều độ để có năng suất tốt nhất!



Zalo

0939.553.156